Xu hướng thanh toán tương lai của doanh nghiệp

Với khả năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ đổi mới sáng tạo cùng sự thay đổi trong hành vi chi tiêu của doanh nghiệp, các xu hướng thanh toán mới liên tục xuất hiện. Các hình thức này ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính cũng như khả năng cải thiện dòng vốn lưu động của các tổ chức.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã ý thức và ngày càng chú trọng hơn đến các xu hướng bởi hình thức thanh toán dần trở thành yếu tố cần thiết liên quan đến trải nghiệm khách hàng thông qua sự nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại.

Các xu hướng thanh toán trong tương lai sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hơn với các cơ hội tài chính, thúc đẩy phát triển tổ chức ngày một bền vững. Cùng Bizzi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xu hướng thanh toán tương lai của doanh nghiệp
Xu hướng thanh toán tương lai của doanh nghiệp

Các xu hướng thanh toán tương lai của doanh nghiệp

Dưới tác động của đại dịch, các xu hướng thanh toán không tiền mặt đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự chuyển dịch này tiếp tục được duy trì sau đó, thậm chí còn tăng trưởng mạnh hơn khi các doanh nghiệp dần nắm bắt được xu hướng và tâm lý khách hàng. Từ đó tích cực triển khai các dịch vụ, công nghệ thanh toán hiện đại, tiện lợi và nhanh chóng hơn.

1.1. Thanh toán điện tử

Với ưu điểm không cần dùng tiền mặt, thao tác đơn giản, linh hoạt và có tính bảo mật cao, xu hướng thanh toán điện tử đang dần trở nên phổ biến. Sử dụng các công cụ thanh toán điện tử sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng, từ đó đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, đồng thời giúp hình ảnh tổ chức trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người tiêu dùng.

Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến có thể kể đến như thanh toán qua thẻ, chuyển khoản, qua ví điện tử, qua các cổng thanh toán điện tử,…

Trong đó, thị trường ví điện tử Việt Nam đang hoạt động sôi nổi và bùng nổ hơn bao giờ hết. Phương thức thanh toán này đang dẫn đầu xu thế thanh toán không tiền mặt, có thể kể đến một vài đơn vị cung cấp ví điện tử hàng đầu Việt Nam như: Momo, ZaloPay, Moca, ViettelPay,… Để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình, các nhà cung cấp ví điện tử đang dần hướng đến việc sáp nhập thành một vài siêu ứng dụng (super app) hàng đầu trong khu vực và địa phương.

Bên cạnh đó, thanh toán qua các cổng thanh toán điện tử cũng là một phương thức được chú trọng trong thời gian gần đây. Đây là một hệ thống trung gian kết nối người bán, người mua với ngân hàng để hỗ trợ và thực hiện dịch vụ thu – chi cho khách hàng có tài khoản tín dụng ở ngân hàng. Cổng thanh toán điện tử có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng, giúp nhận và chuyển tiền ngay.

1.2. Thanh toán xuyên biên giới

Một trong những thách thức lớn nhất của hoạt động lữ hành quốc tế là vấn đề xử lý các loại tiền tệ khác nhau. Khi khách hàng mua hàng bằng ngoại tệ, họ thường phải dựa vào các phương thức tốn kém và bất tiện như chuyển đổi ngoại tệ. Do đó, các doanh nghiệp cũng đang không ngừng phát triển các cầu nối thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới.

Kết nối thanh toán xuyên biên giới là một hệ thống cho phép người dùng liên kết tài khoản ngân hàng của mình với một tài khoản ở nước ngoài để thực hiện thanh toán bằng các loại tiền tệ khác nhau, tạo thuận lợi cho việc mua sắm ở nước ngoài với chi phí rẻ hơn.

Việc này cũng khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản phẩm và dịch vụ của họ sang nhiều quốc gia hơn. Các ngân hàng trung ương và trung tâm tài chính ở châu Á đang phát triển mạnh và hợp tác quốc tế trong việc kết nối thanh toán xuyên biên giới, giúp đẩy mạnh hoạt động thương mại và đầu tư xuyên quốc gia một cách hiệu quả.

1.3. Hệ thống thanh toán

Quá trình số hóa tương tác và nâng cao chức năng thanh toán có thể được đẩy mạnh thông qua hệ thống thanh toán hiệu quả. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Khung mã QR quốc gia, với mục tiêu trở thành thương hiệu chung cho dịch vụ thanh toán và chuyển khoản bằng mã QR.

Về khía cạnh thương mại, các API ngân hàng mở sẽ hỗ trợ thanh toán B2B trong khu vực. Ngoài ra, phương thức “mua trước, trả sau” sẽ đưa ngành thanh toán điện tử lên bệ phóng tăng trưởng mới.

1.4. Thẻ tín dụng doanh nghiệp

Thẻ tín dụng doanh nghiệp là xu hướng thanh toán đang ngày càng được ưa chuộng.
Thẻ tín dụng doanh nghiệp là xu hướng thanh toán đang ngày càng được ưa chuộng.

Mang đến giải pháp chi tiêu thuận tiện, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và quản lý tài chính một cách minh bạch, rõ ràng, thẻ tín dụng doanh nghiệp là xu hướng thanh toán đang ngày càng được ưa chuộng. Đây được xem là giải pháp trọn gói mới giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc chi tiêu và quản lý nguồn ngân sách của mình.

Thẻ tín dụng doanh nghiệp dành cho đối tượng là các tổ chức, công ty có nhu cầu bổ sung nguồn vốn lưu động, quản lý chi tiêu ngân sách hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí vận hành, thể hiện vị thế và đẳng cấp của doanh nghiệp. Thẻ tín dụng doanh nghiệp được công ty đứng tên đăng ký mở thẻ và ủy quyền cho người đứng tên trên thẻ để sử dụng cho mục đích chung của công ty.

Mọi thanh toán liên quan đến thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành. Thẻ tín dụng doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa, chi phí máy bay, taxi, khách sạn,… Khi đi công tác nước ngoài, chiếc thẻ này có thể thanh toán dễ dàng và nhanh chóng mà không cần đổi ngoại tệ, không cần tạm ứng công tác phí, đảm bảo an toàn hơn so với việc sử dụng tiền mặt.

Giải pháp mới: Thẻ tín dụng doanh nghiệp tích hợp với nền tảng quản lý chi phí

Thẻ tín dụng doanh nghiệp tích hợp nền tảng quản lý chi phí là giải pháp thanh toán mới được dự đoán sẽ trở thành xu hướng nổi bật trong tương lai. Tuy chưa xuất hiện và phổ biến ở Việt Nam nhưng xu hướng thanh toán này đã trở nên khá quen thuộc đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý và kiểm soát chi phí hiệu quả, giải pháp này còn có thể thống kê báo cáo phân tích chi tiết về các khoản chi phí của doanh nghiệp, giúp quản lý tài chính và quyết định kinh doanh được hiệu quả hơn. Thẻ tín dụng doanh nghiệp tích hợp với nền tảng quản lý chi phí cũng có thể được kết hợp với các tính năng bảo mật và hỗ trợ thanh toán trực tuyến, giúp cho các doanh nghiệp hoạt động tiện lợi và an toàn hơn.

2.1. Tại sao doanh nghiệp nên chọn giải pháp này?

Thẻ tín dụng doanh nghiệp tích hợp nền tảng quản lý chi phí là giải pháp thanh toán mới được dự đoán sẽ trở thành xu hướng
Thẻ tín dụng doanh nghiệp tích hợp nền tảng quản lý chi phí là giải pháp thanh toán mới được dự đoán sẽ trở thành xu hướng

Hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc thanh toán và quản lý chi tiêu, bao gồm:

  • Khó theo dõi hoạt động chi tiêu và hiệu suất tài chính: Việc không có hệ thống tổng hợp thống kê chi tiết các khoản chi phí khiến doanh nghiệp khó theo dõi các hoạt động chi tiêu của từng bộ phận/phòng ban. Điều này có thể dẫn đến khả năng tài chính của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, xuất hiện một vài trường hợp nhân sự chi tiêu thiếu minh bạch, thâm hụt ngân sách.
  • Thiếu định hướng lên kế hoạch tài chính tương lai: Doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn trong việc dự báo tài chính trong tương lai và có nguy cơ mất kiểm soát trong trường hợp không theo dõi kỹ các chi phí. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp khó có thể nhận ra được những vấn đề về sức khỏe tài chính và không có kế hoạch giải quyết hiệu quả.
  • Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt kéo dài: Việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mặt đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn so với việc thực hiện các giao dịch thông qua thẻ tín dụng. Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm tăng khả năng sinh lợi của công ty bởi vì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài với chi phí cao càng lớn.
  • Thiếu công cụ hỗ trợ quản lý chi phí: Doanh nghiệp thiếu công cụ hỗ trợ quản lý chi phí có thể gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi và quản lý chi phí của mình. Việc thu thập, sắp xếp và phân tích các dữ liệu này một cách hiệu quả để đưa ra quyết định quản lý chi phí sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.
  • Tốn nhiều nhân lực và thời gian để đối chiếu thủ công: Khi doanh nghiệp phải xử lý một lượng lớn các hóa đơn và báo cáo chi tiêu hàng tháng, quá trình thu thập thông tin, kiểm tra tính chính xác của các bản sao hóa đơn và báo cáo chi tiêu đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ đó. Việc đối chiếu thủ công cũng sẽ dễ dẫn đến sai sót và nhầm lẫn trong việc nhập dữ liệu, làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

Để giải quyết các vấn đề trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp thẻ tín dụng doanh nghiệp tích hợp với nền tảng quản lý chi phí để thu thập, phân tích và quản lý chi tiêu một cách hiệu quả hơn.

2.2. Lợi ích của việc sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp tích hợp với nền tảng quản lý chi phí

Ứng dụng giải pháp tích hợp thẻ tín dụng doanh nghiệp có thể giúp tháo gỡ những khó khăn
Ứng dụng giải pháp tích hợp thẻ tín dụng doanh nghiệp có thể giúp tháo gỡ những khó khăn

Việc các tổ chức ứng dụng giải pháp tích hợp thẻ tín dụng doanh nghiệp với nền tảng quản lý chi phí có thể giúp tháo gỡ những khó khăn hiện có của các doanh nghiệp. Một số lợi ích nổi bật khi sử dụng loại thẻ này có thể kể đến như:

  • Quản lý chi tiêu chặt chẽ: Chi tiêu qua thẻ tín dụng, mọi lịch sử giao dịch sẽ được ngân hàng lưu lại và gửi thông tin sao kê hàng tháng. Giải pháp này có thể theo dõi chi tiêu của cả doanh nghiệp với khả năng hiển thị chi tiêu chi tiết, đầy đủ, tập trung, đồng thời hỗ trợ kiểm soát dòng tiền và tình hình tài chính của tổ chức, từ đó đem đến khả năng quản lý chi tiêu chặt chẽ.
  • Tối ưu dòng tiền doanh nghiệp: Thông qua việc quản lý thẻ tín dụng, doanh nghiệp có thể cải thiện vốn lưu động để quản trị dòng tiền hiệu quả, từ đó gia tăng tối đa lợi nhuận. Với khả năng chi tiêu trước, trả tiền sau, miễn lãi lên tới 45 ngày, các doanh nghiệp có thể tận dụng để cải thiện dòng tiền tổ chức một cách thông minh. Thẻ tín dụng doanh nghiệp có thể tự động ghi nhận và phân loại chi tiêu, tối ưu hóa chi phí, đưa ra các báo cáo chi tiêu tự động, giúp tăng tính minh bạch và kiểm soát trong quản lý.
  • Chủ động kiểm soát ngân sách: Bằng cách giới hạn ngân sách cho từng phòng ban, nhân viên, hệ thống có thể chủ động kiểm soát ngân sách, tránh rủi ro vượt chi của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể theo dõi chi tiêu trực tiếp và tự động hạch toán các khoản chi phí vào phần mềm kế toán thông qua nền tảng quản lý chi phí tích hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xem báo cáo chi tiêu tổng thể để biết được các khoản chi tiêu của từng nhân viên, phòng ban hoặc dự án và so sánh với ngân sách được phê duyệt.

Ngoài ra, sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp còn có thể nhận được nhiều ưu đãi từ các đối tác ngân hàng và tổ chức thanh toán như Visa, Mastercard. Người dùng có thể được tích lũy điểm thưởng tương ứng với số tiền đã chi tiêu. Điểm thưởng này sau đó có thể được đổi lấy các ưu đãi như giảm giá trên các sản phẩm và dịch vụ, miễn phí vận chuyển, quà tặng, hoặc hoàn tiền một phần hoặc toàn bộ số tiền chi tiêu. Ngoài ra, người dùng còn có thể nhận được những ưu đãi khác tùy từng đối tác ngân hàng và tổ chức thanh toán.

Kết

Khi nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng tăng lên, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những kỳ vọng lớn hơn về tính hiệu quả trong việc cung cấp các phương thức mua sắm và thanh toán một cách dài hạn. Việc không ngừng thay đổi để bắt kịp những xu hướng mới hiệu quả hơn là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Theo dõi Bizzi để nhanh chóng nhận thông tin mới nhất:

Trở lại