Nhận biết và chuyển hóa stress cho team Tài chính – Kế toán trong tình hình dịch bệnh

Nhận biết và chuyển hóa stress cho team Tài chính - Kế toán trong thời kỳ dịch bệnh

Capture

Sức khỏe tinh thần vẫn luôn vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta, thể hiện tình trạng sức khỏe về mặt cảm xúc và hoạt động tổng thể của một cá nhân. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 90% Kiểm toán – Kế toán cảm thấy stress khi làm việc, và chúng ta đều biết rằng, cần có một trạng thái tâm lý tốt thì công việc mới suôn sẻ và có hiệu suất. Điều đó còn khiến ta có cảm giác hạnh phúc và ổn định, cảm thấy bản thân mình có năng lực, thấy được ủng hộ và thỏa mãn với cuộc sống.

Đồng hành cùng những khó khăn của team Tài chính – Kế toán, Webinar “ĐỪNG ĐỂ KẾ TOÁN CỦA BẠN STRESS MỘT MÌNH” do Bizzi Việt Nam kết hợp cùng với các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý đã mang đến cho quý anh chị một buổi chia sẻ đầy thú vị về Stress và cách chuyển hóa Stress. 

Dưới đây là những kiến thức mà các chuyên gia chia sẻ trong buổi Webinar, quý anh chị hãy thử áp dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần nhé!

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về Stress.

Stress là gì? Các tình huống có thể gây stress

Stress là mức độ mà bạn cảm thấy quá tải hoặc không thể đương đầu do các áp lực

Ở mức độ cơ bản nhất, stress là phản ứng của cơ thể trước các áp lực

Vậy stress của các anh chị Kế toán từ đâu đến?

*Nguyên nhân gây stress từ bên “ngoài”:

Theo nghiên cứu của CABA năm 2019 với anh chị làm ngành Kế toán:

  • 41% do làm việc quá sức

  • 33% do chính trị văn phòng

  • 29% cảm thấy bị đánh giá thấp

  • 29% do lương hoặc thưởng không tăng

  • 28% vì quá nhiều cuộc họp

Ngoài ra, nguyên nhân có thể từ việc lo lắng cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, phải đối diện với những câu chuyện bệnh tật, lo lắng kinh tế gia đình, tương lai con cái…

*Các tính huống có thể gây stress từ bên “trong”:

  • Suy nghĩ: thường thấy tiêu cực, lo âu, tự trách bản thân

  • Cảm xúc – dễ nhận thấy nhất: Bao gồm những biểu hiện như: 

– Lo âu, giận dữ, sợ hãi hơn bình thường

– Thay đổi tính tình

– Khó cảm thấy thư giãn, bình yên

– Mất hứng thú với hoạt động thường ngày

– Khí sắc thay đổi (trầm buồn – kích động)

Đồng hành với cảm xúc thường sẽ xuất hiện những phản ứng của cơ thể, đây được xem như stress về mặt sinh lý

Một số phản ứng của cơ thể khi stress: Thường nhức đầu, đau cổ, đau lưng, đau vai gáy, bệnh vặt

  • Hành vi: 

– Giấc ngủ rối loạn: Khó ngủ, ngủ li bì

– Rối loạn ăn uống

– Tăng/giảm cân bất thường (5%)

– Không kiểm soát được hành vi (mua sắm, chơi game, uống rượu, hút thuốc, dọn dẹp, la mắng…)

– Năng suất làm việc giảm

– Khó ghi nhận thông tin/sự kiện

– Khó tập trung

– Khó/không đưa ra được quyết định

*Lưu ý: nếu các dấu hiệu kéo dài trên 2 tuần, hoặc có trên 3 dấu hiệu, bạn cần tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp

Suy nghĩ – Hành vi – Cảm xúc có mối quan hệ tương quan với nhau. Những suy nghĩ của bản thân sẽ gây ra những cảm xúc và hành vi tương ứng, đồng thời, cảm xúc và hành vi cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ

Stress có thể đến từ bên “ngoài” và bên “trong”. Các tình huống bên ngoài thường khó kiểm soát, vì vậy hãy chủ động với bên “trong” để chuyển hóa stress từ chính suy nghĩ – hành vi – cảm xúc của bản thân

Sơ đồ CBT – nhận thức bản thân

Vậy để chuyển hóa stress, ta cần làm gì?

Chuyển hóa stress khẩn cấp (Hãy kết hợp nhiều phương pháp nếu cần)

  • Chấp nhận cảm xúc (thực hiện được bài tập này để có thể tiếp tục các bài tập phía dưới hiệu quả):

– Ngưng phản ứng

– Nhận biết stress

– Chấp nhận mình đang có stress

  • Tác động trực tiếp vào cơ thể:

– Tập thể thao

– Thay đổi nhiệt độ cơ thể

– Thở chậm…

  • Giải phóng cảm xúc “tiêu cực”:

– Chia sẻ với người khác

-Viết ra

– Khóc…

  • Gia tăng cảm xúc tích cực:

– Làm việc mình yêu thích

– Khen ngợi bản thân

– Thực hành lòng biết ơn…

  • Thay đổi tư duy:

– Nhìn stress theo hướng tích cực

– Tập trung nhìn vào giải pháp

– Tìm kiếm ý nghĩa…

  • Tạm để cảm xúc qua một bên:

– Viết cảm xúc ra giấy, tạm “cất”

– Tập trung làm việc

– Quay trở lại chăm sóc cảm xúc

Phương pháp chuyển hóa stress khẩn cấp

Qua những chia sẻ trên, chúng ta ít nhiều có thể biết được mức độ nghiêm trọng từ những căng thẳng, mệt mỏi, stress của bản thân. Dựa vào đó để lựa chọn những phương pháp chuyển hóa phù hợp, cách thức làm việc hiệu quả.

Hãy cùng chia sẻ những thông tin hữu ích này đến với những người xung quanh chúng ta, để có thể cùng sống và làm việc hiệu quả hơn, với một tinh thần khỏe mạnh hơn!


Bizzi - Giải pháp công nghệ quản lý Hóa Đơn tự động và toàn diện

Trở lại